Sign In
10/07/2023 | Phạm Hồng Lộc
{{ getLanguage('VanBan_FontSize', 'Cỡ chữ', 'Font size') }}: {{ getLanguage('VanBan_Reduce', 'Giảm', 'reduce') }} (A-) {{ getLanguage('VanBan_Default', 'Mặc định', 'Default') }} (A) {{ getLanguage('VanBan_Inscrease', 'Tăng', 'Inscrease')}} (A+)
{{ getLanguage('VanBan_Contrast', 'Tương phản', 'Contrast') }}:  {{ getLanguage('VanBan_IncreaseContrast', 'Tăng tương phản', 'Increase the contrast') }} (Tăng tương phản+) 
                                            {{ getLanguage('VanBan_ReduceContrast', 'Giảm tương phản', 'Reduce the contrast') }}
                                       (Giảm tương phản-)
Tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới

​​

Ở Việt Nam, từ những buổi đầu thành lập Nhà nước công nông đầu tiên, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng một nhà nước kiểu mới đã thể hiện: “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền", một nhà nước của dân, do dân, vì dân đã được hình thành. Từ những giá trị phổ biến, phổ quát về Nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại, được kiểm chứng trong quá trình phát triển của các nhà nước trên thế giới, nhất là xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu khách quan của sự nghiệp Đổi mới, Cương lĩnh (bổ sung và phát triển năm 2011) đã chính thức xác định Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo và là một trong 08 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng; Hiến pháp năm 2013 (Điều 2) khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân". Mới đây nhất, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân"; phát huy giá trị con người Việt Nam, con người vừa là trung tâm, vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển.

ANH 1 - HNTW6.jpg


Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 03/10 đến ngày 09/10/2022

Để hiện thực hóa chủ trương, quan điểm trên, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, định hình rõ hơn và tập trung xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại Hội nghị Trung ương 6, khóa XIII vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương đã dành thời gian thảo luận và thống nhất cao ban hành Nghị quyết mới về "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới" (Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương)

Nghị quyết Trung ương lần này khẳng định rõ 08 đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Đây là lần đầu tiên, Đảng ta xác định thống nhất, đầy đủ, rõ ràng về các đặc trưng của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong một Nghị quyết của Trung ương trên cơ sở Cương lĩnh, Hiến pháp và Văn kiện Đại hội Đảng các nhiệm kỳ, phù hợp với những đặc trưng, giá trị phổ quát của Nhà nước pháp quyền đã được thế giới công nhận, đồng thời, thể hiện được tính đặc thù của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Đây là một điểm mới, nổi bật của Nghị quyết.

ANH 2 QUAN TRIET NQ TAI BD.jpg

Quang cảnh Hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XIII) tại điểm cầu Bình Dương

- Đặc trưng thứ nhất, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đây là đặc trưng riêng có của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là tất yếu lịch sử, quy luật của xây dựng xã hội XHCN ở Việt Nam, nhân tố bảo đảm bản chất, sự thành công của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội". Đây là đặc trưng cơ bản, đồng thời cũng là nguyên tắc, quan điểm nhất quán, xuyên suốt trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

- Đặc trưng thứ hai, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam  là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Đặc trưng này khẳng định Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước phục vụ nhân dân, đặt quyền lợi của Nhân dân lên trên hết; Nhà nước tạo mọi điều kiện để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình trên các lĩnh vực, trực tiếp tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và quản lý xã hội. Mặt khác trong tổ chức và hoạt động của mình, Nhà nước có trách nhiệm tôn trọng và phục vụ nhân dân, thực hiện có hiệu quả và đúng đắn sự ủy quyền của nhân dân, đảm bảo mọi quyết sách của nhà nước phải vì lợi ích của nhân dân, của quốc gia – dân tộc, phản ánh ý chí, nguyện vọng và được sự đồng thuận của nhân dân; tất cả vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

- Đặc trưng thứ ba, Quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật. Công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân vừa là bản chất, vừa là mục tiêu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân phải gắn với nhiệm vụ của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

- Đặc trưng thứ tư, Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật. Đây là đặc trưng xuyên suốt bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền trách nhiệm, tổ chức bộ máy nhà nước do Hiến pháp và pháp luật quy định; mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ chỉ được làm những gì Hiến pháp và pháp luật quy định. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật phải được phát hiện kịp thời, nghiêm minh.

- Đặc trưng thứ năm, Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và kiểm soát hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đây là đặc trưng thể hiện giá trị đặc thù của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước; quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp đều có chung nguồn gốc thống nhất từ nhân dân. Quyền lực nhà nước được giới hạn bởi Hiến pháp và pháp luật. Để thực hiện hiệu quả quyền lực nhà nước, phòng ngừa sự lạm quyền, lộng quyền, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, quyền lực nhà nước phải được phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và kiểm soát hiệu quả.

- Đặc trưng thứ sáu, Hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận được thực hiện, nghiêm minh và nhất quán. Đây là đặc trưng mang tính phổ biến của mọi nhà nước pháp quyền; là điều kiện cần và đủ để bảo đảm xã hội có trật tự, kỷ cương, xác lập được vị trí tối thượng của pháp luật trong điều chỉnh các quan hệ xã hội.

- Đặc trưng thứ bảy, Độc lập của Tòa án theo thẩm quyền xét xử, thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Đây là một trong những đặc trưng cốt lõi, được thừa nhận rộng rãi, như một giá trị không thể thiếu của Nhà nước pháp quyền để thực hiện pháp luật công bằng, nghiêm minh, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ công lý. Sự độc lập của tòa án là sự độc lập giữa các tòa án bên trong hệ thống của mình; độc lập của thẩm phán và hội thẩm khi xét xử, nghiêm cấm mọi sự can thiệp và hoạt động xét xử; độc lập trong khuôn khổ quyền lực nhà nước là thống nhất, do Đảng lãnh đạo.

- Đặc trưng thứ tám, Tôn trọng và bảo đảm thực hiện các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Đây là đặc trưng phổ biến của Nhà nước pháp quyền, thể hiện trách nhiệm của các quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Hội nhập quốc tế là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước nhanh và bền vững; giữ vừng độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và góp phần tích cực giữ gìn hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.

Với việc xác định rõ 8 đặc trưng cơ bản trên, là cơ sở quan trọng để chúng ta tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong giai đoạn mới. Đó là sự vận dụng sáng tạo, hợp lý tri thức về Nhà nước pháp quyền của thế giới vào thực tiễn Việt Nam để xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vừa mang đầy đủ những giá trị phổ quát, chuẩn mực của một Nhà nước pháp quyền, vừa mang những đặc thù chính trị, kinh tế, văn hóa của Việt Nam.


{{ getLanguage('VanBan_SendFeedbackArticle', 'Gửi góp ý bình luận bài viết', 'Send feedback article')}}

{{Comment.Captcha}}

{{ getLanguage('VanBan_ListComment', 'Danh sách bình luận', 'List comment')}}

{{dataItem.FullName}} ({{dataItem.Email}}) {{dataItem.CreatTime}}

{{ getLanguage('VanBan_ArticleOther', 'Tin khác', 'Article other')}}

Tiêu đề
Hình ảnh
Chú thích ảnh
Tóm tắt
Nội dung
Link thay thế nội dung
Ngày xuất bản
Tin nổi bật
Tác giả
Phân loại
Loại bài viết
Số Trang
Số Ảnh
Số tiền:
Hệ số
Bút danh
Tên đơn vị
Số điện thoại
Email
Trạng thái
Số lượt người đọc
FriendlyName
Approval Status
Attachments
Content Type: Tin Tức
Untitled 1
2522975 2
Thống kê truy cập
Lượt truy cập:
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Đang online:
0
0
0
0
0
0
0