Theo đó, xác định rõ quá trình chuyển đổi số nói chung, chuyển đổi số trong các cơ quan đảng của tỉnh nói riêng là xu thế tất yếu để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Trên cơ sở đó, trong thời gian qua Tỉnh ủy Bình Dương đã xây dựng và đưa vào vận hành hiệu quả Trung tâm tích hợp dữ liệu Tỉnh ủy từ tháng 12/2017 đến nay đã thu gom, tích hợp dữ liệu phân tán của các cơ quan, đơn vị về lưu trữ tại Trung tâm; hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến đã kết nối thông suốt 4 cấp Trung ương – Tỉnh – Huyện – Xã; Hệ thống giám sát an ninh mạng, tường lửa, thiết bị xác thực bảo mật bảo đảm an toàn bảo mật cho hệ thống thông tin của Trung tâm tích hợp dữ liệu.
Về hạ tầng phần mềm: Tỉnh ủy Bình Dương đã thành công trong việc triển khai hơn 16 phần mềm để tiếp nhận, giám sát, quản lý, khai thác, lưu trữ và số hóa thông tin, văn bản, hồ sơ cán bộ, hồ sơ kiểm tra, giám sát qua các phần mềm: (1) Ứng dụng cung cấp thông tin trên nền tảng di động BDU News; (2) Phần mềm quản lý văn bản liên thông với các cơ quan nhà nước; (3) Cổng thông tin điện tử Tỉnh ủy trên Internet; (4) Trang thông tin nội bộ Tỉnh ủy; (5) Trang thông tin điện tử tác nghiệp của 20 đơn vị; (6) Phần mềm cơ sở dữ liệu đảng viên; (7) Phần mềm quản lý cán bộ công chức; (8) Phần mềm kiểm tra đảng để quản lý hồ sơ kiểm tra đảng, đơn thư khiếu nại tố cáo; (9) Hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp; (10) Văn kiện Đảng và Mục lục hồ sơ lưu trữ; (11) Hệ thống thông tin chuyên ngành Tuyên giáo; (12) Phần mềm Quản lý văn bản cấp xã; (13) Phần mềm chỉ đạo điều hành; (14) Hệ thống thư điện tử Công vụ Tỉnh ủy trên Internet; (15) Hệ thống lưu trữ và chia sẻ thông tin công nghệ đám mây; (16) Phần mềm Phòng họp không giấy.

Đồng chí Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy phát biểu tại Lễ công bố
Tiếp nối theo sự phát triển đó, Tỉnh ủy Bình Dương tiếp tục thực hiện triển khai ứng dụng “Văn phòng số" phục vụ các cuộc họp của Tỉnh ủy nhằm giảm thiểu văn bản, giấy tờ hành chính, tiết kiệm chi phí, thời gian, cải tiến, đổi mới lề lối làm việc, góp phần quan trọng công cuộc cải cách hành chính để nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức đảng và hệ thống chính trị.
Sau 06 tháng triển khai, ứng dụng đã phát huy hiệu quả đáng kể trong việc chỉ đạo điều hành của Tỉnh ủy. Qua đó đã tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng kinh phí in ấn, tài liệu và kinh phí tổ chức cuộc họp cùng với việc giảm hơn 50% số lượng cuộc họp trực tiếp thông qua chức năng xin ý kiến trên phần mềm. Với kết quả đó, được sự thống nhất của Thường trực Tỉnh ủy, việc ứng dụng phần mềm được triển khai rộng rãi cho các cơ quan khối đảng và một số cơ quan trong hệ thống chính trị.
Phần mềm “Văn phòng số" đáp ứng 5 chức năng chính:
(1) Chức năng họp trực tiếp giúp tạo cuộc họp và gửi toàn bộ tài liệu lên phần mềm trước 03 ngày để đại biểu nghiên cứu, xem và góp ý trước hoặc trong cuộc họp.
(2) Chức năng xin ý kiến được sử dụng để thực hiện Xin ý kiến Lãnh đạo xem xét và cho ý kiến trực tiếp trên phần mềm. Khi đó bộ phận thư ký sẽ tổng hợp các ý kiến và ban hành văn bản triển khai thực hiện mà không cần tổ chức họp trực tiếp.
(3) Chức năng biểu quyết dùng để thực hiện biểu quyết ngay trên phần mềm.
(4) Chức năng xử lý văn bản đến/xử lý đơn thư để chuyển những văn bản này cho lãnh đạo xem và cho ý kiến trên phần mềm.
(5) Chức năng thông tin nhằm cung cấp hệ thống thông tin, Văn kiện Đảng và lịch làm việc giúp cho người dùng dễ dàng khai thác, thu thập thông tin cần thiết đáp ứng nhu cầu chuyên môn, nghiệp vụ.

Giao diện ứng dựng Văn phòng số
Việc thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cải cách thủ tục hành chính trong Đảng được quan tâm đẩy mạnh. Đến nay Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã phê duyệt và ban hành 14 qui trình xử lý công việc của các cơ quan khối Đảng để thống nhất thực hiện và 32 qui trình giải quyết thủ tục hành chính. Qua đó, từng bước góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động của cơ quan và công tác tham mưu cho Thường trực Tỉnh ủy.
Một số thủ tục, qui trình đang được thực hiện, điện tử hóa như: (1) Thủ tục Nghỉ hưu, thôi việc (Điều 17 Qui định số 2016-QĐ/BTCTU); (2) Thủ tục Tặng, tặng sớm, truy tặng huy hiệu Đảng (Khoản 1 Điều 19 Qui định số 2016-QĐ/BTCTU); (3) Thủ tục Kết nạp đảng viên (Khoản 8 Điều 19 Qui định số 2016-QĐ/BTCTU); (4) Thủ tục Cử cán bộ đào tạo hệ cao cấp lý luận chính trị (Điều 21 Qui định số 2016-QĐ/BTCTU); (5) Thủ tục Lập thẻ khám chữa bệnh trung cao (Điều 24 Qui định số 2016-QĐ/BTCTU); (6) Qui trình thực hiện kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật -đảng, giải quyết tố cáo của chi bộ (Quyết định 839-QĐ/TU); (7) Qui trình thẩm định các nội dung liên quan đến công tác dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội quần chúng do Ban Dân vận Tỉnh ủy theo dõi trước khi trình Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Qui định 01-QĐ/BDVTU); (8) Qui trình thẩm định các nội dung thuộc lĩnh vực Tuyên giáo; (9) Qui trình tiếp nhận, xử lý đơn thư do cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi đến Tỉnh ủy, Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh ủy (Qui định 01-QĐ/BNCTU); (10) Qui trình giải quyết các công việc của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh ủy trên phòng họp không giấy.

Các bộ thủ
tục, qui trình đang được thực hiện, điện tử hóa
Tiếp theo những bước tiến trên, Bình Dương quyết tâm đưa ra các mục tiêu và các giải pháp trong thời gian tới như sau:
1. Nâng cấp trung tâm tích hợp dữ liệu của Tỉnh ủy, rà soát toàn bộ thiết bị đầu cuối của người dùng để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số quốc gia.
2. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số như: Hình thành cơ sở dữ liệu đúng, đủ, sạch, sống; triển khai các mẫu biểu báo cáo điện tử trên hệ thống IOC; Quy trình hóa, điện tử hóa toàn bộ qui trình giải quyết thủ tục hành chính, giải quyết công việc được thực hiện trên môi trường mạng trực tuyến, toàn trình và liên thông đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin tuyệt đối.
3. Triển khai rộng rãi sử dụng phần mềm Văn phòng số đến các cán bộ, đảng viên, cơ quan tổ chức đảng.

Lễ công bố Ứng dụng Văn phòng số và Bộ thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc trong các cơ quan - đoàn thể
Có thể thấy rằng, Bình Dương là một địa phương năng động sáng tạo, phát triển, đã và đang tiếp tục hướng đến giá trị của thành phố thông minh. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính là xu thế chung phù hợp với yêu cầu của sự phát triển, đặc biệt trong bối cảnh tinh giảm biên chế, khối lượng công việc ngày càng tăng như hiện nay.
Với tất cả ý nghĩa đó, việc ứng dụng CNTT cùng quyết tâm triển khai thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cấp ủy, cơ quan, tổ chức Đảng và cả hệ thống chính trị sẽ tạo ra bước tiến dài góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của toàn Đảng bộ.