Sign In
06/11/2023 | Phạm Hồng Lộc
{{ getLanguage('VanBan_FontSize', 'Cỡ chữ', 'Font size') }}: {{ getLanguage('VanBan_Reduce', 'Giảm', 'reduce') }} (A-) {{ getLanguage('VanBan_Default', 'Mặc định', 'Default') }} (A) {{ getLanguage('VanBan_Inscrease', 'Tăng', 'Inscrease')}} (A+)
{{ getLanguage('VanBan_Contrast', 'Tương phản', 'Contrast') }}:  {{ getLanguage('VanBan_IncreaseContrast', 'Tăng tương phản', 'Increase the contrast') }} (Tăng tương phản+) 
                                            {{ getLanguage('VanBan_ReduceContrast', 'Giảm tương phản', 'Reduce the contrast') }}
                                       (Giảm tương phản-)
Bệnh “Sợ trách nhiệm” – tác hại và một số giải pháp khắc phục

Cách đây đúng 50 năm, Tạp chí Cộng sản số 11/1973 đã đăng bài viết “Bệnh Sợ trách nhiệm" của tác giả với bút danh Người xây dựng - tác giả bài viết chính là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hiện nay.

Bài viết đã thẳng thắn chỉ ra những biểu hiện sợ trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên, như: Người sợ trách nhiệm thường làm việc một cách cầm chừng cho “đủ bổn phận", cốt sao không phạm phải khuyết điểm gì lớn; Người sợ trách nhiệm thường rụt rè, do dự trong khi giải quyết công việc, không phát biểu rõ ràng, dứt khoát ý kiến riêng của mình, không dám quyết đoán những việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình; Người sợ trách nhiệm cũng thường lấy lý do làm việc tập thể, tôn trọng tập thể để dựa dẫm vào tập thể; Người sợ trách nhiệm còn ngại “va chạm" trong quan hệ với các đồng chí trong đơn vị, với cấp trên và cả với cấp dưới,…


Tác hại của bệnh “Sợ trách nhiệm"

Tác giả đã xác định: “Thái độ sợ trách nhiệm của một số cán bộ, đảng viên đang là một trở ngại cho công tác của Đảng và Nhà nước, làm cho công việc bị trì trệ, giậm chân tại chỗ, làm cho những nhân tố mới không phát huy được, những khuyết điểm và nhược điểm không được khắc phục kịp thời, và làm cho trình độ, năng lực công tác của cán bộ chậm được nâng cao".

Sau nửa thế kỷ, tác phẩm vẫn còn nguyên giá trị. Hiện nay, căn bệnh “sợ trách nhiệm" có chiều hướng gia tăng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và lan rộng ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trên phạm vi cả nước, khiến nhiều công việc bị trì trệ, ách tắc, nhiều nguồn lực của đất nước không được phát huy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, kìm hãm tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta.

Tại phiên họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày 10.5.2023, Thường trực Ban Chỉ đạo yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng: “Chỉ đạo rà soát, chấn chỉnh, khắc phục ngay những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Đây chính là một biểu hiện của tiêu cực, gây nhiều hệ lụy xấu, làm chậm sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vì vậy cần tập trung chấn chỉnh, khắc phục ngay tình trạng này"

Một số giải pháp khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm không dám làm trong đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay

1. Nhiệm vụ, giải pháp về hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật về phát triển kinh tế - xã hội

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định pháp luật không rõ ràng, khó thực hiện trên thực tiễn, thiếu đồng bộ, xung đột pháp luật, nhằm tháo gỡ kịp thời các bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật đã gây ách tắc, điểm nghẽn hiện nay trên các lĩnh vực; nhằm tạo môi trường, hành lang pháp lý an toàn, đầy đủ cho các cơ quan, đơn vị, địa phương, cán bộ, công chức yên tâm thực hiện chức trách công vụ theo quy định.

Nghiên cứu, mạnh dạn ban hành những quy định, chính sách đặc thù phù hợp đặc điểm tình hình của địa phương, giải quyết kịp thời các vấn đề xã hội phát sinh, cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

- Rà soát tổng thể chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các cấp, các ngành, đơn vị để quản lý đồng bộ, thống nhất, tránh chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót nhiệm vụ, phù hợp với quy định hiện hành và tình hình thực tiễn của địa phương.

Thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc, quy trình giải quyết công việc nội bộ của từng cơ quan, đơn vị; cụ thể quy trình, cá thể hóa trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong thực thi công vụ, bảo đảm không để né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong xử lý công việc (một nhiệm vụ được giao cho một cơ quan, đơn vị, địa phương chủ trì giải quyết và gắn trách nhiệm với kết quả thực hiện).

2. Nhiệm vụ, giải pháp đối với công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy tổ chức Đảng, tập trung giám sát cán bộ, đảng viên có lời nói, việc làm biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến", “tự chuyển hoá".

Ủy ban kiểm tra các cấp tăng cường kiểm tra, giám sát và kiên quyết xử lý, kỷ luật nghiêm minh đối với cán bộ, đảng viên suy thoái, “tự diễn biến", “tự chuyển hoá" ngay tại cơ sở, chi bộ, không để kéo dài hoặc “đùn đẩy" lên cấp trên.

- Các cơ quan, đơn vị thường xuyên thanh tra, kiểm tra đối với việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức; đôn đốc, nhắc nhở, chấn chỉnh, xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, công chức có hành vi đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, để trì trệ và không đáp ứng yêu cầu công việc được giao.

- Thực hiện nghiêm công tác điều tra, truy tố, xét xử cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức khi có sai phạm trong thực thi chức trách, nhiệm vụ được giao; trong xử lý có phân hóa trách nhiệm, xử lý nghiêm khắc nhưng phải nhân văn, đúng quy định pháp luật.

 3. Nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến công tác tổ chức, cán bộ

- Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp về trách nhiệm nêu gương, trách nhiệm trong thực thi công vụ; thường xuyên động viên, khuyến khích, cải thiện môi trường làm việc, tạo động lực, điều kiện thuận lợi để cán bộ mạnh dạn đề xuất ý tưởng mới, sáng tạo để giải quyết những yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn. Quan trọng nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải tiên phong, gương mẫu, phải dám nghĩ, dám làm, dám quyết định những vấn đề mới, khó vì lợi ích chung.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, cập nhật nâng cao trình độ lý luận chính trị bắt buộc hằng năm đối với cán bộ, đảng viên, công chức. Nội dung, phương pháp, hình thức phải được đổi mới, phải gắn với thực tế của địa phương, đảng bộ, đơn vị; khuyến khích tự học, tự nghiên cứu… quản lý chặt chẽ chất lượng dạy và học; giáo dục, rèn luyện phong cách làm việc khoa học, cụ thể, sâu sát cơ sở cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; quan tâm chọn cử cán bộ, công chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ phù hợp yêu cầu vị trí công tác và tình hình thực tiễn.

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác nhận xét, đánh giá cán bộ, đảm bảo khách quan, phản ánh đúng phẩm chất, năng lực, sở trường, chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ; nâng cao chất lượng việc tự phê bình và phê bình; nhất là người đứng đầu phải gương mẫu, công tâm, khách quan, trung thực trong việc nhận xét, đánh giá, không nể nang, giấu giếm hạn chế, khuyết điểm của cán bộ; nhất định không để những cán bộ sợ trách nhiệm, né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm được đánh giá ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách đối với cán bộ; nắm bắt kịp thời diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên, làm tốt công tác tư tưởng chính trị. kịp thời động viên cán bộ công chức vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ; chỉ đạo thực hiện nghiêm túc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh, chức vụ lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị theo quy định; tiếp tục sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

4. Nhiệm vụ, giải pháp về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng

- Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện sâu rộng các quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, gắn với việc tiếp tục thực hiện việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo chủ đề hàng năm trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên; nhất là Kết luận số 14-KL/TW ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị và Nghị định số 73/2023/NĐ-CP ngày 29/9/2023 của Chính phủ, tạo sự thống nhất cao và đồng thuận trong xã hội về thực hiện chủ trương khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

- Tập trung chỉ đạo rà soát việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương, nhất là các tồn tại, hạn chế trên các lĩnh vực, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, xây dựng lộ trình, biện pháp để khắc phục các hạn chế, tồn tại.

5. Nhiệm vụ, giải pháp về chế tài xử lý đối với cán bộ có biểu hiện né tránh, đùn đẩy, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm không dám làm

Kiên quyết xử lý, bố trí công tác khác đối với những cán bộ có biểu hiện ngại khó, trì trệ, gây ách tắc công việc. Trường hợp đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm để xảy ra chậm trễ hoặc không quyết định những vấn đề, công việc thuộc thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ thì phải tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước. Xử lý nghiêm những hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu, tham nhũng, tiêu cực. Mạnh dạn kiểm điểm, phê bình, thậm chí miễn nhiệm đối với những cán bộ làm việc cầm chừng, né tránh không dám nói, không dám làm, không dám chịu trách nhiệm, không hành động vì lợi ích chung, mà chỉ lo vun vén lợi ích cá nhân.

6. Nhiệm vụ, giải pháp khác

- Mỗi cán bộ, đảng viên phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tính chất, ý nghĩa, tầm quan trọng của công việc mình làm, từ đó phải tận tâm, tận lực, quyết tâm làm tròn phần việc được giao, không ngại khó khăn, vất vả; có thái độ nghiêm túc, chủ động, tự giác trong học tập, nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có hiểu biết sâu sắc về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; thường xuyên nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động thực tiễn và năng động trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

- Cấp ủy, chính quyền các cấp định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, đẩy mạnh tuyên truyền, nhân rộng những mô hình mới, giải pháp thí điểm, đổi mới, sáng tạo có hiệu quả; biểu dương, khen thưởng kịp thời và thích đáng đối với các tổ chức, cá nhân quyết liệt trong thi hành công vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, dám nói, dám nghĩ, dám làm, chủ động, sáng tạo vì lợi ích chung; ưu tiên bố trí, sử dụng, phát huy khả năng của cán bộ có tư duy đổi mới, cách làm đột phá, hiệu quả cao.

“Sợ trách nhiệm là một khuyết điểm thuộc về ý thức tư tưởng, về phẩm chất cách mạng của người cán bộ, đảng viên"[1],  để chữa trị tận gốc căn bệnh sợ trách nhiệm nhất thiết phải hướng vào căn nguyên, nguồn gốc của chính nó là chủ nghĩa cá nhân. Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, tăng cường tự soi, tự sửa; trau dồi, củng cố và giáo dục đạo đức cách mạng, phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, có ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn sự đoàn kết; phải luôn nâng cao ý thức, trách nhiệm trước Đảng, trước quần chúng Nhân dân, giữ vững lập trường tư tưởng chính trị, hết lòng hết sức vì Nhân dân phục vụ./.



[1] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh", Nxb Chính trị Quốc gia Sự Thật, tr 469. ​



{{ getLanguage('VanBan_SendFeedbackArticle', 'Gửi góp ý bình luận bài viết', 'Send feedback article')}}

{{Comment.Captcha}}

{{ getLanguage('VanBan_ListComment', 'Danh sách bình luận', 'List comment')}}

{{dataItem.FullName}} ({{dataItem.Email}}) {{dataItem.CreatTime}}

{{ getLanguage('VanBan_ArticleOther', 'Tin khác', 'Article other')}}

Tiêu đề
Hình ảnh
Chú thích ảnh
Tóm tắt
Nội dung
Link thay thế nội dung
Ngày xuất bản
Tin nổi bật
Tác giả
Phân loại
Loại bài viết
Số Trang
Số Ảnh
Số tiền:
Hệ số
Bút danh
Tên đơn vị
Số điện thoại
Email
Trạng thái
Số lượt người đọc
FriendlyName
Approval Status
Attachments
Content Type: Tin Tức
Untitled 1
2814508 1435
Thống kê truy cập
Lượt truy cập:
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Đang online:
0
0
0
0
0
0
0